Thứ Bảy, 9 tháng 12, 2017

Phạm Tấn Nghĩa: HÀNH TRÌNH CỦA NGƯỜI THEO ĐUỔI SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC

Một đơn vị giáo dục ngoài công lập được trao tặng Huân Chương Lao Động Hạng Ba về “thành tích xuất sắc trong công tác đào tạo, giảng dạy tiếng Anh và công tác xã hội từ thiện liên tục nhiều năm, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Xã hội và bảo vệ Tổ quốc” là một sự việc hiếm có. Và chắc hẳn những dấu ấn của người đứng sau mọi thành công của tổ chức này cũng vậy.

Ông Phạm Tấn Nghĩa - Chủ tịch, Tổng Giám đốc Hệ thống Anh văn Hội Việt Mỹ (VUS)



Chào ông, ông có thể chia sẻ quan điểm của ông về vai trò và tầm quan trọng của tiếng Anh trong bối cảnh hội nhập sâu rộng hiện nay?


Trong một “thế giới phẳng” và “kỷ nguyên số S.M.A.C (Social, Mobile, Analytics và Cloud)” mà phần lớn tri thức về khoa học, công nghệ của nhân loại được sáng tạo, lưu trữ và phổ biến bằng tiếng Anh, người có kỹ năng Anh ngữ sẽ dễ dàng tiếp cận thông tin qua mạng internet, sử dụng các hệ điều hành, phần mềm, vận hành thiết bị, máy móc khi được chuyển giao bởi các chuyên gia quốc tế, … Gần đây, các quốc gia thành viên của Cộng đồng kinh tế AEC (Asian Economic Community) đã thống nhất sử dụng Anh ngữ làm ngôn ngữ chung trong giao tiếp và làm việc, theo đó, người có kỹ năng tiếng Anh tốt sẽ có cơ hội học tập, làm việc, tăng thu nhập và thăng tiến tốt hơn không chỉ trong nước mà còn các quốc gia khác. Báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho thấy “với trình độ đại học và tay nghề cao, chứng chỉ Anh ngữ IELTS 6.5 hoặc tương đương, người lao động có thể làm việc tại Singapore, Hàn Quốc hoặc Nhật Bản với mức thu nhập trung bình cao hơn từ 5-10 lần so với làm việc tại Việt Nam”. Điều này cũng đồng nghĩa rằng người lao động Việt Nam có thể mất cơ hội ngay trên sân nhà nếu không có trình độ Anh ngữ tốt. Vì vậy, vai trò của tiếng Anh là rất quan trọng.

Dấu ấn điện ảnh Việt Nam tại LHP Busan

  Sau 7 ngày (từ 2.10 đến 8.10) diễn ra Liên hoan phim Busan (Hàn Quốc), Hiệp hội Xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam (VFDA) do bà Ngô Phư...