Nhóm người giấu mặt liên tục đăng bài viết, hình ảnh của ông Phạm Tấn Nghĩa với nội dung xuyên tạc, bôi nhọ, xâm hại đời sống cá nhân của ông Phạm Tấn Nghĩa.
Đây được xem là hành vi vi phạm, nói xấu cá nhân, tổ chức trên mạng Internet, có thể gửi đến cơ quan chức năng để kịp thời xử lý theo pháp luật.
Điều 37 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ”. Bộ luật Dân sự cũng quy định, khi quyền dân sự của một chủ thể bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật này hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận quyền dân sự của mình; buộc chấm dứt hành vi vi phạm; buộc xin lỗi, cải chính công khai; buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; buộc bồi thường thiệt hại.
Hành vi trên có thể bị xử phạt theo Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 03/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi pham hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện. Theo đó, hành vi cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác sẽ bị xử phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng (Điểm g khoản 3 Điều 66).
Ngoài việc bị xử phạt hành chính, bồi thường dân sự, những hành vi bôi nhọ danh dự nhân phẩm của người khác trên mạng xã hội một cách nghiêm trọng có thể bị xử lý về hình sự về các tội Vu khống, Làm nhục người khác hoặc tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân.
Nội dung đăng tải cũng vi phạm nguyên tắc đăng tải trên Internet được quy định bởi Đạo luật Liên minh Châu Âu (DMCA).
Các cơ quan pháp luật trong nước cũng như quốc tế đã gửi công văn yêu cầu gỡ bỏ toàn bộ các nội dung trên và đang xem xét xử lý vi phạm pháp luật.