Thứ Bảy, 9 tháng 12, 2017

Phạm Tấn Nghĩa: HÀNH TRÌNH CỦA NGƯỜI THEO ĐUỔI SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC

Một đơn vị giáo dục ngoài công lập được trao tặng Huân Chương Lao Động Hạng Ba về “thành tích xuất sắc trong công tác đào tạo, giảng dạy tiếng Anh và công tác xã hội từ thiện liên tục nhiều năm, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Xã hội và bảo vệ Tổ quốc” là một sự việc hiếm có. Và chắc hẳn những dấu ấn của người đứng sau mọi thành công của tổ chức này cũng vậy.

Ông Phạm Tấn Nghĩa - Chủ tịch, Tổng Giám đốc Hệ thống Anh văn Hội Việt Mỹ (VUS)



Chào ông, ông có thể chia sẻ quan điểm của ông về vai trò và tầm quan trọng của tiếng Anh trong bối cảnh hội nhập sâu rộng hiện nay?


Trong một “thế giới phẳng” và “kỷ nguyên số S.M.A.C (Social, Mobile, Analytics và Cloud)” mà phần lớn tri thức về khoa học, công nghệ của nhân loại được sáng tạo, lưu trữ và phổ biến bằng tiếng Anh, người có kỹ năng Anh ngữ sẽ dễ dàng tiếp cận thông tin qua mạng internet, sử dụng các hệ điều hành, phần mềm, vận hành thiết bị, máy móc khi được chuyển giao bởi các chuyên gia quốc tế, … Gần đây, các quốc gia thành viên của Cộng đồng kinh tế AEC (Asian Economic Community) đã thống nhất sử dụng Anh ngữ làm ngôn ngữ chung trong giao tiếp và làm việc, theo đó, người có kỹ năng tiếng Anh tốt sẽ có cơ hội học tập, làm việc, tăng thu nhập và thăng tiến tốt hơn không chỉ trong nước mà còn các quốc gia khác. Báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho thấy “với trình độ đại học và tay nghề cao, chứng chỉ Anh ngữ IELTS 6.5 hoặc tương đương, người lao động có thể làm việc tại Singapore, Hàn Quốc hoặc Nhật Bản với mức thu nhập trung bình cao hơn từ 5-10 lần so với làm việc tại Việt Nam”. Điều này cũng đồng nghĩa rằng người lao động Việt Nam có thể mất cơ hội ngay trên sân nhà nếu không có trình độ Anh ngữ tốt. Vì vậy, vai trò của tiếng Anh là rất quan trọng.

Thứ Sáu, 22 tháng 9, 2017

Phạm Tấn Nghĩa cùng niềm đam mê trong lĩnh vực giáo dục

Với mục tiêu tiếp sức cho thế hệ trẻ Việt Nam trên đường hội nhập, doanh nhân Phạm Tấn Nghĩa đã lựa chọn dấn thân vào lĩnh vực đào tạo Anh ngữ và không ngừng theo đuổi niềm đam mê trong lĩnh vực giáo dục đầy khó khăn.

Phạm Tấn Nghĩa - Con người tâm huyết và nỗ lực

Là một người tâm huyết với ngành giáo dục và có nhiều đóng góp cho sự phát triển của ngành, ông đã nỗ lực xây dựng hệ thống gồm gần 10 trung tâm đào tạo tiếng Anh với dịch vụ chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Hàng năm, hàng trăm ngàn lượt học viên đã học tập tại Anh văn Hội Việt Mỹ và gần 10.000 học viên đã tốt nghiệp và nhận được bằng cấp quốc tế. Anh văn Hội Việt Mỹ là đơn vị duy nhất được trường Đại học CUNY (The City University of New York) – Một trong những Trường Đại học công lập ở Hoa Kỳ với hơn 250.000 học viên theo học – ký liên kết hợp tác trong lĩnh vực đào tạo.



Năm 2004, Phạm Tấn Nghĩa sáng lập ra Hệ thống Trường Dân lập Quốc tế Việt Úc và giữ chức vụ Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc. Với tầm nhìn chiến lược, ông đã lãnh đạo thành công Hệ thống trường dân lập quốc tế Việt Úc. Chỉ sau 2 năm đi vào hoạt động, từ 2 cơ sở ban đầu và 400 học sinh, hiện nay trường đã phát triển thành 8 cơ sở, tăng số lượng học sinh lên gấp 5 lần và trở thành một Hệ thống Trường Dân lập Quốc tế hàng đầu tại Việt Nam.

Năm 2006, ông nhận được bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về những đóng góp tích cực trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về những thành tích xuất sắc trong lĩnh vực đào tạo tiếng Anh và bằng khen của Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam.

Không ngừng phát triển - Hội nhập Quốc tế

Hiện nay, chứng chỉ TOEFL iBT và TOEIC, TOEIC Bridge đã trở thành một tiêu chuẩn quốc tế đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh và là chìa khóa mở ra cơ hội tiếp cận với tri thức tiên tiến của thế giới. Từ năm 2003, trong xu hướng hội nhập, Anh Văn Hội Việt Mỹ đã được Viện khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ (ETS), thông qua IIG Việt Nam, chỉ định là Trung tâm Khảo thí TOEIC đầu tiên tại Việt Nam. Anh Văn Hội Việt Mỹ cũng là đơn vị đầu tiên đưa TOEIC Bridge, một trong những kỳ thi uy tín của ETS vào chương trình giảng dạy và cấp bằng cho học viên lứa tuổi thiếu niên tại Việt Nam. Đến năm 2006, Anh Văn Hội Việt Mỹ tiếp tục cập nhật chương trình TOEFL iBT chỉ 6 tháng sau khi chương trình này được triển khai tại Mỹ. Đến nay, Anh Văn Hội Việt Mỹ đã tạo điều kiện cho hàng chục ngàn học viên nhận các chứng chỉ quốc tế này. Trong đó, rất nhiều học viên của VUS đã đạt được những điểm số tuyệt đối và gần tuyệt đối của thế giới như: Nguyễn Hà Nguyên Anh 180/180 điểm TOEIC Bridge, Nguyễn Hàng Phương Dung 114/120 TOEFL iBT, Đàm Huy Phát 108/120 điểm TOEFL iBT, Âu Dương Trí đạt 960/990 điểm TOEIC; Đỗ Trọng Thành đạt 670/677 điểm TOEFL…


Ông Phạm Tấn Nghĩa, Chủ tịch Hội đồng Quản trị - Tổng Giám đốc VUS trao bằng cho các học viên

Hàng năm, Anh Văn Hội Việt Mỹ đào tạo hơn 150.000 lượt học viên và tạo điều kiện cho hàng chục ngàn học viên nhận các chứng chỉ quốc tế phổ biến trên thế giới như TOEIC Bridge, TOEIC, TOEFL iBT...

Thứ Hai, 18 tháng 9, 2017

Doanh nhân Phạm Tấn Nghĩa đã đồng hành cùng Vết Sẹo Cuộc Đời giúp đỡ 316 em nhỏ mắc bệnh tim

Đêm ngày 25 tháng 5 năm 2017, cả khán phòng của khách sạn Caravelle Sài Gòn đã vỡ òa xúc động khi chương trình đã quyên góp được 304,000 đô la Mỹ – gần 7,9 tỉ đồng để cứu thêm 252 em nhỏ mắc bệnh tim bẩm sinh.
Tiếp nối thành công của 6 năm trước, năm nay đêm nghệ thuật và đấu giá của Vết Sẹo Cuộc Đời 7 với chủ đề Tình Cha đã được tổ chức thành công tại khách sạn Caravelle Sài Gòn. Qua 6 năm tổ chức (2010-2016), Vết sẹo cuộc đời đã cứu 1.248 trẻ em tim bẩm sinh. Sau đêm nghệ thuật của Vết sẹo cuộc đời 7 năm nay, số ca mổ tim bẩm sinh được nâng lên 1.500 ca.
Ngô Thanh Vân và MC Phan Anh đích thân chủ trì phần đấu giá bức tượng Phật vàng.
Chương trình năm nay với tên gọi “I love you… more” đã thu hút 350 khách mời là các doanh nhân, nghệ sĩ tham dự và quyên góp giúp đỡ trẻ em nghèo mắc bệnh tim bẩm sinh tại Việt Nam. Các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân đã tham gia đấu giá sôi nổi 09 vật phẩm đấu giá trực tiếp và 42 vật phẩm đấu giá kín. Điểm nhấn đặc biệt của đêm Gala là phần đấu giá Bức tượng Phật vàng bên trong có xá lợi được Đức Nhiếp chính vương Shyalpa Tenzin Rinpoche tặng Ngô Thanh Vân trong chuyến hành trình đến Nepal trong lễ Phật đản vừa qua của cô. Khởi điểm đấu giá bức kim tượng là 15.000 USD và dừng lại ở mức 100.000 USD. Tại đây, nhiều mạnh thường quân ủng hộ thêm, nâng mức giá bức kim tượng lên 174.400 USD. Bức tượng đã thuộc về doanh nhân Phạm Tấn Nghĩa – người sáng lập, duy trì và phát triển Trường Anh văn Hội Việt Mỹ (VUS). Một vật phẩm khác cũng nhận được nhiều sự quan tâm là chiếc tủ nội thất khảm ngọc trai Pearl Credenza của công ty TNHH John Richard, đã được mua với giá 24.000 USD bởi ông Phạm Đức Trung Kiên.
Doanh nhân Phạm Tấn Nghĩa đã đồng hành cùng Vết Sẹo Cuộc Đời giúp đỡ 316 em nhỏ mắc bệnh tim.
Doanh nhân Phạm Tấn Nghĩa đã đồng hành cùng Vết Sẹo Cuộc Đời những năm qua, người đã giúp đỡ 316 em nhỏ mắc bệnh tim.

Ông Phạm Đức Trung Kiên và phu nhân chụp ảnh lưu niệm cùng Nhiếp chính vương Shyalpa Tenzin Rinpoche.
Ông Phạm Đức Trung Kiên và phu nhân chụp ảnh lưu niệm cùng Nhiếp chính vương Shyalpa Tenzin Rinpoche.
Chủ đề Tình Cha năm nay của Vết Sẹo Cuộc Đời đã thu hút được sự quan tâm tham dự của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng, phần lớn trong đó là những người cha như MC Phan Anh, nhạc sĩ Minh Khang cùng người mẫu Thúy Hạnh, diễn viên Bình Minh, ca sĩ Hoàng Bách,… Các nghệ sĩ đã góp phần lan tỏa thông điệp về tình yêu thương, tình phụ tử thiêng liêng, cũng như kêu gọi cộng đồng giúp đỡ các em nhỏ mắc bệnh tim bẩm sinh.
MC Phan Anh chia sẻ:
Người cha Việt thường rất ngại ngần, kiệm lời yêu thương với con cái. Xưa nay người ta nhắc nhiều đến tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng trong gia đình. Hình ảnh người cha thật vững chãi, thật lớn lao, nhưng chưa gần gũi với con mình. Họ bận kiếm tiền, bận lo toan cuộc sống. Khi con cái bệnh, họ có thể làm tất cả công việc ở bên ngoài xã hội, nhưng khi trước mặt con họ rất ít nói. Tôi hi vọng những ông bố sẽ mạnh dạn nói lời yêu thương với con mình. Hãy soi chiếu tình thương mình lên trái tim con, đó cũng là cách dạy con biết yêu thương cuộc sống con người.
Còn ca sĩ Hoàng Bách bộc bạch:
Cuộc sống bộn bề với bao dự án khiến tôi bị cuốn theo những đam mê công việc mà ít dành thời gian cho con. Tôi nghĩ rằng làm bố không phải là làm điều gì to tát cả. Làm bố là làm bạn đồng hành cùng con trong cuộc sống.
Mỗi năm một chủ đề nhưng Vết Sẹo Cuộc Đời chỉ có một mục đích là cứu thêm thật nhiều em cho đến một ngày không còn em nào mất đi cơ hội được sống và mơ ước vì không được phẫu thuật. Đã có hơn 1,000 em bé được Vết Sẹo Cuộc Đời hỗ trợ phẫu thuật tim, tuy nhiên đây vẫn là con số rất nhỏ so với danh sách 30,000 bệnh nhi đang chờ mổ hiện nay.
Thành công của "Vết Sẹo Cuộc Đời" không thể thiếu đóng góp của những nhà hảo tâm tâm huyết với việc giúp đỡ các bệnh nhi tim
Thành công của “Vết Sẹo Cuộc Đời” không thể thiếu đóng góp của những nhà hảo tâm tâm huyết với việc giúp đỡ các bệnh nhi tim
Ông Don Lâm - Nhà đồng sáng lập quỹ VinaCapital Foundation cùng phu nhân, bà Julie Lâm, và Đại sứ Nhịp Tim Việt Nam Ngô Thanh Vân
Ông Don Lâm – Nhà đồng sáng lập quỹ VinaCapital Foundation cùng phu nhân, bà Julie Lâm, và Đại sứ Nhịp Tim Việt Nam Ngô Thanh Vân
Đêm Gala đã có sự tham dự của đông đảo các doanh nhân và nghệ sĩ
Đêm Gala đã có sự tham dự của đông đảo các nghệ sĩ

Thứ Năm, 7 tháng 9, 2017

CEO & President Pham Tan Nghia

First, dream big. Next, think about how you can realize your dream. Never give up on your dream even if it is hard to realize. No matter what kind of dream you may have, do not forget that you are a member of society and you should consider how you can contribute to society.

I spent my early life during the height of the Vietnam War. When I was 16 years old, I greeted the end of the war, but we did not have peace immediately. There was a shortage of daily goods as well as supplies for education and medical services. I was active and made every effort to learn. I think I was a born leader as I was class president from the first grade of elementary school to my last year in high school. I wanted to become an important person in society someday and contribute to my country. After I graduated from high school, I went on to an agricultural university on a national scholarship.
When I established the school, there were 30 staff members, including language teachers, and 300 students. Naturally, I had management difficulties. In those days, it was not so easy to invite English native speakers as instructors. Also, the diplomatic relationship between Vietnam and the U.S. was not as it is today.
At this point, I believe that I have been doing the right things. From now on, I would like to keep doing what I think is best. I want to keep telling Vietnamese students about foreign language education in the world.

Ông Phạm Tấn Nghĩa, Chủ tịch, Tổng giám đốc VUS

Tiểu sử


Ông Phạm Tấn Nghĩa, tốt nghiệp thạc sỹ Quản trị kinh doanh Đại học Central State, Hoa Kỳ, thạc sỹ Quản lý giáo dục Đại học New England, Úc. Ông đã từng giữ chức vụ quản lý tại một số công ty quốc doanh trước khi trở thành Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Hiệu trưởng Anh văn Hội Việt Mỹ năm 1999, Uỷ viên thường trực Ban Chấp hành Trung Ương Hội Việt Mỹ Việt Nam.
Là một người tâm huyết với ngành giáo dục và có nhiều đóng góp cho sự phát triển của ngành, ông đã nỗ lực xây dựng hệ thống gồm gần 10 trung tâm đào tạo tiếng Anh với dịch vụ chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Hàng năm, hàng trăm ngàn lượt học viên đã học tập tại Anh văn Hội Việt Mỹ và gần 10.000 học viên đã tốt nghiệp và nhận được bằng cấp quốc tế. Anh văn Hội Việt Mỹ là đơn vị duy nhất được trường Đại học CUNY (The City University of New York) – Một trong những Trường Đại học công lập ở Hoa Kỳ với hơn 250.000 học viên theo học - ký liên kết hợp tác trong lĩnh vực đào tao.

Năm 2004, ông sáng lập ra Hệ thống Trường Dân lập Quốc tế Việt Úc và giữ chức vụ Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc. Với tầm nhìn chiến lược, ông đã lãnh đạo thành công Hệ thống trường dân lập quốc tế Việt Úc. Chỉ sau 2 năm đi vào hoạt động, từ 2 cơ sở ban đầu và 400 học sinh, hiện nay trường đã phát triển thành 8 cơ sở, tăng số lượng học sinh lên gấp 5 lần và trở thành một Hệ thống Trường Dân lập Quốc tế hàng đầu tại Việt Nam.

Năm 2006, ông nhận được bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về những đóng góp tích cực trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về những thành tích xuất sắc trong lĩnh vực đào tạo tiếng Anh và bằng khen của Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam.

Hiện nay, Ông Phạm Tấn Nghĩa giữ chức vụ Uỷ viên thường trực Ban Chấp hành Trung Ương Hội Việt Mỹ Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Hệ thống Trường Dân lập Quốc tế Việt Úc, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Hiệu trưởng Anh Văn Hội Việt Mỹ.

Sứ mệnh


"Đào tạo một thế hệ trẻ ưu tú đủ năng lực hội nhập quốc tế" – đó vừa là sứ mệnh vừa là cam kết mà Hệ thống Trường Dân lập Quốc tế Việt Úc kiên định theo đuổi kể từ ngày đầu thành lập.

Dưới sự dẫn dắt của đội ngũ giáo viên nước ngoài và Việt Nam có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và tận tâm giảng dạy, các em sẽ có được kiến thức nền tảng vững vàng và trình độ Anh ngữ ở mức cao nhất.

Với mục tiêu phát triển học sinh một cách toàn diện, nhà trường áp dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến, hài hòa về tri thức lẫn thẩm mỹ, rèn luyện cho các em kỹ năng sống tốt nhằm phát huy tối đa năng lực cá nhân để các em trở thành “một thế hệ trẻ ưu tú” sẵn sàng hòa nhập vào cuộc sống xã hội trong tương lai.

Không ngừng phát triển và hoàn thiện, Hệ thống Trường Dân lập Quốc tế Việt Úc mang đến cho học sinh năng lực và kiến thức ngang tầm với học sinh các nước tiên tiến trên thế giới. Nhà trường tin rằng chất lượng đào tạo cũng như sự phát triển toàn diện của con em mình sẽ làm các bậc phụ huynh "hài lòng hơn, yên tâm hơn".

HỆ THỐNG TRƯỜNG DÂN LẬP QUỐC TẾ VIỆT ÚC CÓ NHÀ ĐẦU TƯ CHIẾN LƯỢC MỚI

Hệ thống Trường Dân lập Quốc tế Việt Úc (gọi tắt là VAS) chính thức giới thiệu Tập đoàn đầu tư tài chính toàn cầu TPG đã ký kết hợp đồng chuyển nhượng với các cổ đông VAS và trở thành đơn vị sở hữu phần lớn cổ phần của VAS. Theo đó, hai quỹ đầu tư tư nhân, Mekong Enterprise Fund II và MAJ Invest, đã chuyển nhượng cho TPG toàn bộ cổ phần của họ và ông Phạm Tấn Nghĩa, người sáng lập vẫn tiếp tục là cổ đông và là thành viên trong Ban Quản Trị VAS. 
Với tiềm lực đầu tư và kinh nghiệm chuyên môn của TPG tại khu vực châu Á cũng như trong lĩnh vực giáo dục, VAS sẽ được hỗ trợ tiếp tục mở rộng các cơ sở, nâng cao chất lượng các chương trình giáo dục và phát triển đội ngũ nhân viên của mình để giữ vị trí dẫn đầu thị trường trong phân khúc giáo dục song ngữ từ Mầm non đến lớp 12 tại Việt Nam. 
TPG là một tổ chức đầu tư tài chính hàng đầu thế giới với lượng tài sản quản lý hơn 74 tỷ USD. TPG Capital Asia là một thành viên của TPG, đầu tư chuyên nghiệp ở khu vực châu Á từ Bắc Kinh, Hồng Kông, Melbourne, Mumbai, Seoul, Singapore và quản lý khối tài sản hơn 6 tỷ USD.
Là một trong những công ty đầu tư tư nhân đầu tiên tại châu Á, TPG Capital Asia đã và đang đầu tư vào nhiều doanh nghiệp bao gồm 8990 Holdings, Cushman & Wakefield, Healthscope, HCP Packaging, Janalakshmi Financial Services, Lenovo, Myer, PropertyGuru, Union Bank of Colombo và Wharf T & T. Tại Việt Nam, TPG đã và đang đầu tư vào Proconco, Tập đoàn Masan và Tập đoàn FPT.
"VAS là một tổ chức độc đáo và phù hợp tại thị trường Việt Nam. Mô hình giáo dục sáng tạo của VAS đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của các tầng lớp trung lưu trở lên; đồng thời, VAS còn là một thương hiệu mạnh với tiềm năng tăng trưởng cao. VAS là một ví dụ điển hình về loại hình cơ hội đầu tư sáng tạo mà chúng tôi tìm kiếm ở khu vực Đông Nam Á và chúng tôi tin rằng doanh nghiệp sẽ phát triển vượt bậc cùng với TPG" – theo ông Dominic Picone, Giám đốc Điều hành của TPG Asia.
VAS hiện có hơn 6.300 học sinh đang theo học tại 7 cơ sở tại TP.HCM. Đây là một sự tăng trưởng ấn tượng so với con số 400 học sinh đầu tiên vào năm 2004. Hiện nay, VAS là hệ thống giáo dục tư thục lớn nhất tại Việt Nam dành cho học sinh từ Mầm non đến lớp 12. Sự tăng trưởng mạnh mẽ này bắt nguồn từ việc VAS tiên phong đưa Chương trình Giáo dục Quốc tế Cambridge vào giảng dạy, nâng số học sinh từ 4.100 vào năm 2014 lên 6.300 học sinh vào năm 2017.
Với việc đầu tư xây mới và nâng cấp cơ sở vật chất như Garden Hills Mega Campus và sắp tới là các cơ sở mới tại TP.HCM và Hà Nội, VAS đang mang lại nhiều cơ hội giáo dục hơn cho học sinh Việt Nam.
Sự phát triển và các thành tựu của VAS hôm nay được xây dựng từ sự cống hiến của đội ngũ hơn 1,300 giáo viên và nhân viên Việt Nam và quốc tế có chuyên môn và chất lượng cao, trong đó rất nhiều người đã đồng hành cùng tổ chức từ khi mới thành lập.
Trong bối cảnh xã hội hóa giáo dục, nhiều tổ chức giáo dục, trường học được mở, đặc biệt là khối trường tư giảng dạy các chương trình quốc tế đang là xu hướng do đáp ứng được nhu cầu của nhiều bậc phụ huynh. VAS vẫn tạo ra sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh khi trở thành hệ thống trường tiên phong trong việc đưa Chương trình Giáo dục Phổ thông Quốc tế Cambridge vào giảng dạy song song với Chương trình Quốc gia xuyên suốt các cấp tại Tp. HCM. Học sinh tại VAS theo học chương trình song ngữ sẽ có ưu thế về kiến thức kỹ năng cùng các bằng cấp, chứng chỉ do CIE (Hội đồng Khảo thí Quốc tế Đại học Cambridge) cấp có giá trị vĩnh viễn, toàn cầu. Đặc biệt, chương trình và chứng chỉ A Level của CIE tại VAS sẽ giúp nhiều gia đình tiết kiệm chi phí tối đa thay vì đi du học chương trình này tại nước ngoài. Ngoài ra, VAS còn là đơn vị đầu tiên đưa “Hệ thống 7 giá trị cốt lõi” vào giảng dạy bài bản, làm kim chỉ nam định hướng cho học sinh thành nhân trước khi thành công, ở những bậc học cao hơn và trong cuộc sống. 
Ông Marcel van Miert, Chủ tịch Điều hành VAS chia sẻ: “Trong vòng 3-5 năm sắp tới, TGP sẽ đầu tư mạnh vào hoạt động phát triển-đào tạo đội ngũ nhân sự, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc học sinh, hoạt động dạy-học và cơ sở vật chất toàn hệ thống. Đối với kế hoạch mở rộng trong tương lai, VAS sẽ có thêm nhiều cơ sở lớn quy mô lớn tại TP.HCM và một số tỉnh thành khác để mang lại nhiều cơ hội về dịch vụ giáo dục cho học sinh Việt Nam. Và tôi rất vinh dự được tiếp tục cùng đồng hành với đội ngũ giáo viên – nhân viên VAS thực hiện những kế hoạch này.” 

Dấu ấn điện ảnh Việt Nam tại LHP Busan

  Sau 7 ngày (từ 2.10 đến 8.10) diễn ra Liên hoan phim Busan (Hàn Quốc), Hiệp hội Xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam (VFDA) do bà Ngô Phư...